Nguồn gốc và đặc điểm Tượng Nhân sư lớn ở Giza

Gia đình Hoàng tộc Brasil đứng trước tượng Nhân sư năm 1871Tượng Nhân sư khoảng những năm 1880, bị cát vùi lấp một phầnTượng Nhân sư trước Kim tự tháp Khafre

Tượng Nhân sư là bức tượng lớn và lâu đời nhất thế giới, nhưng những thông tin cơ bản về nó như thời điểm và người xây dựng vẫn đang bị tranh cãi. Những câu hỏi này đã dẫn tới quan niệm phổ biến về "Câu đố của Nhân sư,"[3] ám chỉ huyền thoại Hy Lạp về Bí ẩn Nhân sư.

Pliny The Elder đã nhắc đến tượng Nhân sư trong cuốn sách Natural History của mình, nhận xét rằng người Ai Cập tôn thờ bức tượng như một vị thần và "Vua Harmais đã được mai táng ở đó".[4][5]

Tên gọi

Ảnh tượng Nhân sư lưu giữ ở Bảo tàng Brooklyn

Tên mà người xây dựng nên bức tượng dùng để gọi nó không được biết đến, bởi tượng Nhân sư không hề xuất hiện trong bất kỳ văn tự nào từ thời kỳ Cựu vương quốc. Trong thời kỳ Tân Vương quốc, tượng Nhân sư được gọi là Hor-em-akhet (tiếng Anh: Horus trên Đường chân trời; Hellenized: Harmachis), pharaon Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên)[6] cũng gọi bức tượng như vậy trong Tấm bia Giấc mơ của mình.

Tên thường gọi Nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2000 năm sau thời điểm xây dựng do những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu người phụ nữ và cánh đại bàng (mặc dù tượng Nhân sư có đầu người đàn ông và không có cánh giống như những con Nhân sư Ai Cập khác). Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại Σφίγξ (chuyển ngữ: sphinx), dường như từ động từ σφίγγω (chuyển ngữ: sphingo / tiếng Anh: bóp chặt), dựa trên truyền thuyết rằng con nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó. Từ tiếng Anh sphincter cũng có chung nguồn gốc.

Cũng có thể tên gọi này có nguồn gốc từ việc phát âm sai từ tiếng Ai Cập cổ Ssp-anx, tên gọi dành cho hoàng gia ở Vương triều thứ Tư (2575-2467 trước công nguyên trở đi) cũng như cho tượng Nhân sư trong thời kì Tân vương quốc (1570-1070 trước công nguyên), mặc dù về mặt phát âm hai từ này không hề giống nhau.

Các nhà văn Ả Rập thời trung cổ, bao gồm al-Maqrīzī, gọi tượng Nhân sư là balhib và bilhaw, cho thấy ảnh hưởng của tiếng Copt. Ngày nay, tên tiếng Ả Rập của bức tượng là أبو الهول (Abū al Hūl, tiếng Anh: The Terrifying One).

Quá trình xây dựng và khung thời gian

Mặc dù có những xung đột về chứng cứ và ý kiến trong nhiều năm, quan điểm chung của hầu hết giới Ai Cập học hiện đại là tượng Nhân sư được xây dựng vào khoảng năm 2500 trước công nguyên bởi Pharaon Khafra, người xây Kim tự tháp KhafreGiza.[7]

Selim Hassan trong khi viết về những cuộc khai quật tượng Nhân sư vào năm 1949 đã khái quát lại vấn đề:

"Sau khi đã xem xét tất cả mọi thứ, có vẻ như chúng ta phải ghi nhận công xây dựng bức tượng tuyệt vời nhất thế giới này cho Khafre, nhưng phải luôn lưu ý rằng: không hề có một văn tự nào chỉ ra mối quan hệ giữa tượng Nhân sư và Khafre; vì vậy, dù các chứng cứ trông có vẻ đúng đắn bao nhiêu đi chăng nữa, chúng ta phải coi chúng là do suy diễn, cho đến khi một nhát xẻng của nhà khảo cổ nào đó tiết lộ cho cả thế giới biết thông tin chính xác về việc tạo ra tượng Nhân sư."[8]

Chứng cứ "suy diễn" được Hassan nhắc tới bao gồm vị trí của bức tượng nằm trong khu mai táng xung quanh Kim tự tháp Khafre, thường được coi là có mối liên hệ với Khafra.[9] Ngoài Kim tự tháp và tượng Nhân sư, khu tổ hợp này còn bao gồm ngôi đền Nhân sư và ngôi đền Thung lũng, cả hai đều có chung một kiểu kiến trúc và được xây dựng từ những khối đá nặng 200 tấn.

Một bức tượng làm bằng đá diorit của Khafre, được tìm ra trong trạng thái bị chôn vùi trong đống đổ nát ở ngôi đền Thung lũng, cũng được xem là bằng chứng cho giả thuyết về Khafra.

Tấm bia Giấc mơ, xuất hiện rất lâu sau đó dưới Triều đại của pharaon Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 trước công nguyên) cũng liên kết tượng Nhân sư với Khafra. Khi tấm bia được tìm thấy, những dòng văn tự trên bề mặt của nó đã bị hủy hoại và chỉ nhắc tới Khaf, chứ không phải Khafra.

"... chúng ta mang tới cho ngài: bò... và rau quả tươi tốt; và chúng ta sẽ ngợi ca Wenofer... Khaf... bức tượng dành cho Atum-Hor-em-Akhet."[10]

Nhà Ai Cập học Thomas Young, khi tìm ra các ký tự Khaf trong một hình ô van bao quanh tên hoàng gia, đã thêm vào ký tự ra để hoàn chỉnh tên của Khafra. Khi tấm bia được khai quật lại vào năm 1925, những dòng chữ nhắc đến Khaf đã bong ra và bị phá hủy.

Những giả thuyết bất đồng

Những giả thuyết mà các nhà Ai Cập học đưa ra về thời điểm xây dựng tượng Nhân sư lớn ở Giza đã gặp phải sự phản đối, đồng thời nhiều giả thuyết khác cũng đã được nêu lên để giải thích việc xây dựng bức tượng.

Các nhà Ai Cập học đầu tiên

Một số những nhà Ai Cập học và khảo cổ học đầu tiên cho rằng tượng Nhân sư và các công trình xung quanh nó có từ trước thời điểm xây dựng được công nhận (Triều đại của Khafre hay Khephren, 2520-2492 trước công nguyên).

Năm 1857, Auguste Mariette, người sáng lập Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã khai quật được những tấm bia có niên đại ước tính khoảng năm 678-525 trước công nguyênVương triều thứ 26 kể về việc Khufu tìm thấy tượng Nhân sư đang bị cát chôn vùi. Mặc dù các tấm bia chứa một vài bằng xác thực,[11] đoạn văn này bị xem là kết quả của việc viết lại lịch sử trong thời kỳ Hậu nguyên.[12]

Gaston Maspero, nhà Ai Cập học người Pháp và là giám đốc thứ hai của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, đã thực hiện một cuộc khảo sát về tượng Nhân sư vào năm 1886 và kết luận:

"Tấm bia tượng Nhân sư cho thấy, ở dòng 13, hình ô van chứa tên của Khephren.[13] Tôi tin điều này chỉ ra rằng một cuộc khai quật đã được vị hoàng tử đó thực hiện, nghĩa là tượng Nhân sư đã bị chôn vùi trong cát ở thời đại của Khafre[13] và các vị vua tiền nhiệm [ví dụ như Vương triều thứ Tư, 2575-2467 trước công nguyên]."[14]

Năm 1904, nhà Ai Cập học người Anh E. A. Wallis Budge viết trong tác phẩm The Gods of the Egyptians:

"Vật vĩ đại này [tượng Nhân sư] đã tồn tại từ thời của Khafre, hay Khephren,[13] và rất có thể nó còn lâu đời hơn cả Triều đại của ông, từ thời xa xưa [2686 trước công nguyên].[15]

Những giả thuyết bất đồng hiện nay

Rainer Stadelmann, cựu giám đốc Viện Khảo cổ Đức ở Cairo, đã nghiên cứu ý nghĩa biểu tượng học đặc trưng của chiếc mũ đội đầu nemesbộ râu đã bị rời ra của tượng Nhân sư và kết luận rằng kiểu trang phục này liên quan nhiều hơn tới Pharaon Khufu (2589-2566 trước công nguyên), người đã xây Kim tự tháp Kheops và là cha của Khafra.[16] Ông giải thích cho giả thuyết này rằng Khafra đã xây một con đường đắp cao cho phù hợp với một công trình có từ trước mà, dựa trên vị trí của nó, chỉ có thể là tượng Nhân sư.[12]

Colin Reader, một nhà địa chất học người Anh, người đã độc lập thực hiện một cuộc khảo sát về khu vực xung quanh bức tượng, chỉ ra rằng những mỏ đá được khai quật ở địa điểm này đều nằm xung quanh con đương đắp cao. Vì những mỏ đá này từng được Khufu sử dụng, Reader kết luận rằng con đường đắp cao (và hai ngôi đền ở hai bên) phải có từ trước Triều đại của Khufu, từ đó đưa ra những nghi ngờ về niên đại học truyền thống của Ai Cập.[12]

Năm 2004, Vassil Dobrev của Institut Français d'Archéologie Orientale ở Cairo công bố phát hiện của mình về những bằng chứng rằng tượng Nhân sư có thể đã được xây dựng bởi vị pharaon ít được biết đến Djedefre (2528-2520 trước công nguyên), anh em cùng cha khác mẹ với Khafra, con trai của Khufu.[17] Dobrev cho rằng Djedefre xây bức tượng dựa theo hình ảnh của cha mình, liên kết ông với vị thần mặt trời Ra để phục hồi sự kính trọng đối với Vương triều của họ. Dobrev cũng nhận thấy rằng việc con đường đắp cao kết nối kim tự tháp của Khafre với hai ngôi đền được xây xung quanh tượng Nhân sư cho thấy bức tượng đã tồn tại ở thời điểm đó.[16]

Frank Domingo, một nhà khoa học pháp y của Sở Cảnh sát thành phố New York và là chuyên gia pháp y nhân chủng học [18] đã sử dụng kích thước chi tiết của bức tượng, những bức vẽ giải phẫu và đồ họa máy tính để kết luận rằng Khafra, được mô tả trên những tác phẩm điêu khắc còn sót lại, không phải là hình mẫu cho khuôn mặt của tượng Nhân sư.[19]

Giả thuyết về sự xói mòn do nước

Giả thuyết về sự xói mòn của tượng Nhân sư do nước cho rằng sự phong hóa trên những bức tường xung quanh tượng Nhân sư chỉ có thể được gây ra bởi mưa lớn kéo dài,[20] và rằng bức tượng do đó phải có từ trước pharaon Khafra. Giả thuyết này chủ yếu được ủng hộ bởi nhà địa chất học Robert M. Schoch, giáo sư khoa học tự nhiên của trường đại học BostonJohn Anthony West, nhà văn và nhà Ai Cập học.

Giả thuyết về sự tương quan với chòm sao Lạp Hộ

Giả thuyết về sự tương quan với chòm sao Lạp Hộ, do các tác giả nổi tiếng Graham HancockRobert Bauval đề xướng,[21] được dựa trên vị trí tương quan tuyệt đối của 3 kim tự tháp Giza với 3 ngôi sao ζ Ori, ε Oriδ Ori, các ngôi sao tạo nên đai lưng Lạp Hộ, dựa trên vị trí tương đối của 3 ngôi sao này vào năm 10500 trước công nguyên. Hai tác giả cho rằng mối quan hệ về mặt địa lý giữa tượng Nhân sư, các kim tự tháp Giza và sông Nile tương xứng trực tiếp lần lượt với các chòm sao Sư Tử, Lạp Hộdải Ngân Hà. Giả thuyết này bị coi là đi ngược lại với các học thuyết thông thường.[22][23][24]

Giả thuyết về thần Anubis

Tác giả Robert K. G. Temple đưa ra giả thuyết rằng tượng Nhân từ đầu đã là một bức tượng của Anubis, vị thần của việc mai táng, và rằng khuôn mặt của bức tượng đã được tạc lại để trông giống Amenemhet II, một vị pharaoh của giai đoạn Trung Vương quốc, dựa trên cách trang điểm mắt cũng như kiểu nếp gấp của mũ đội đầu.[25]

Đặc điểm sắc tộc

Một số tác giả đã nhận xét về những đặc điểm mà họ gọi là "Negroid" trên khuôn mặt của tượng Nhân sư.[26] Vấn đề này đã trở thành một phần của những tranh cãi về sắc tộc của người Ai Cập cổ đại, cũng như toàn bộ loài người cổ đại.[27] Khuôn mặt của bức tượng đã bị phá hủy trong suốt nhiều thiên niên kỷ.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tượng Nhân sư lớn ở Giza http://al-eman.com/Islamlib/viewchp.asp?BID=224&CI... http://aldokkan.com/art/sphinx.htm http://documentarystorm.com/history-archaeology/ri... http://www.emporis.com/application/?nav=building&l... http://books.google.com/books?id=0S1qpP7By9IC&pg=P... http://www.hallofmaat.com/modules.php?name=Article... http://www.ianlawton.com/ http://www.ianlawton.com/as1.htm http://www.ianlawton.com/as4.htm http://www.imdb.com/title/tt0316293/